VRNs (23.06.2010) - Sài Gòn – Ngày 22/6/2010, đúng sau ba tuần từ ngày Truyền thông Chúa Cứu Thế thông báo mở khóa huấn luyện ngắn hạn nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản cho người làm truyền thông Công giáo, tại lầu 2 của Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khai giảng Khóa học Kỹ năng Truyền thông Công giáo.
Nhập học:
Theo chương trình học viên sẽ đến sớm 15 phút (tức 17g45’) để làm thủ tục nhập học, nhưng có lẽ cơn mưa chiều đầu mùa ở Sài gòn vào giờ tan sở đã níu chân mọi người chậm lại, mặt dầu vậy lớp học vẫn được bắt đầu đúng giờ (18g00).
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại mời toàn thể học viên hiện diện bắt đầu buổi học bằng tâm tình tạ ơn Chúa và cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho khóa học đạt được thành quả như mong ước. Tiếp theo ngài xướng danh học viên và thông báo nội quy khóa học. Lúc này học viên đã đến đông hơn.
Chuẩn bị cho khóa học:
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh giới thiệu chương trình, nội dung và cách làm việc cho khóa học này. Ngài gọi tên khóa học: “Khóa hội thảo Kỹ năng Truyền thông Công Giáo cơ bản”, tất cả học viên được gọi là “tham dự viên”.
Là tham dự viên:
Cha Thanh vừa trình bày xong phần chuẩn bị cho khóa hội thảo, cả lớp hân hoan đón chào cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, bề trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Tỉnh Dòng Việt Nam, đến thăm và chia sẻ với lớp.
Ngài chia sẻ tâm tư của ngài về vấn đề Truyền thông nói chung và Truyền thông Công giáo nói riêng. Ngài cho biết Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam sau Tổng Công Hội 24 của Dòng Chúa Cứu Thế Toàn Cầu, và Công hội Tỉnh tại Việt Nam, đã thành lập thêm hai (2) Uỷ ban: Uỷ ban Truyền Thông và Uỷ ban Công lý và Hoà Bình và nâng tầm hai uỷ ban này lên ngang hàng với bốn Uỷ ban khác. Sáu Uỷ ban đó là:
![](http://chuacuuthe.com/images/TTan%2002.JPG)
Chia sẻ cuối cùng cũng là lời nhắn gởi cho các tham dự viên khoá hội thảo: “các bạn không thể đem các giá trị Tin Mừng đến người khác nếu các bạn không sống với những giá trị Tin Mừng đó”.
Vào chương trình học:
Cha Thanh tiếp tục chương trình học với bài: “Tầm nhìn truyền thông Công giáo Việt Nam”:
Tuy bài học còn một phần và phần thảo luận nhóm, nhưng thời gian của phần chuẩn bị kéo dài đã không cho phép buổi học theo đúng giáo án. Thảo luận nhóm là phần quan trọng trong suốt khoá hội thảo, nên cả lớp chọn giờ hội thảo, phần học cuối sẽ chuyển sang hôm sau.
![](http://chuacuuthe.com/images/TTan%2003.JPG)
Chủ đề hội thảo:
Mọi người chia tay nhau sau buổi gặp mặt đầu tiên, trong tâm trạng hân hoan và phấn chấn.
Hy vọt.
nguồn:dcctvnnet.wordpress.com
Nhập học:
Theo chương trình học viên sẽ đến sớm 15 phút (tức 17g45’) để làm thủ tục nhập học, nhưng có lẽ cơn mưa chiều đầu mùa ở Sài gòn vào giờ tan sở đã níu chân mọi người chậm lại, mặt dầu vậy lớp học vẫn được bắt đầu đúng giờ (18g00).
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại mời toàn thể học viên hiện diện bắt đầu buổi học bằng tâm tình tạ ơn Chúa và cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho khóa học đạt được thành quả như mong ước. Tiếp theo ngài xướng danh học viên và thông báo nội quy khóa học. Lúc này học viên đã đến đông hơn.
Chuẩn bị cho khóa học:
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh giới thiệu chương trình, nội dung và cách làm việc cho khóa học này. Ngài gọi tên khóa học: “Khóa hội thảo Kỹ năng Truyền thông Công Giáo cơ bản”, tất cả học viên được gọi là “tham dự viên”.
Là tham dự viên:
- Đã làm truyền thông chuyên hoặc không chuyên
- Cùng làm việc chung với nhau, trao cho nhau kiến thức và kinh nghiệm
- Cùng rèn luyên kỹ năng truyền thong
- Xây dựng Giáo hội và Xã hội nhờ truyền thông.
- Mỗi thành viên có trách nhiệm riêng đối với các thành viên khác, với nhóm và cả khóa hội thảo
- Biết công nhận, hợp tác và chia sẻ buồn vui với các thành viên khác
- Có tinh thần làm viêc chung với nhóm và nhân danh nhóm.
- Với tất cả, thúc đẩy nhau thăng tiến và chu toàn bổn phận.
- Nhóm 1: ngày 22/06 và 08/07/2010
- Nhóm 2: ngày 24/06 và 10/07/2010
- Nhóm 3: ngày 26/06 và 13/07/2010
- Nhóm 4: ngày 01/07 và 15/07/2010
- Nhóm 5: ngày 03/07 và 20/07/2010
- Nhóm 6: ngày 06/07 và 22/07/2010
- Số 1: Viết nhật ký ngày
- Số 2: Viết tường thuật cho buổi hội thảo
- Số 3: Viết hoàn chỉnh bài khóa do thuyết trình viên trình bày
- Số 4: Viết bình luận nội dung trình bày của thuyết trình viên
- Số 5: Viết lại ý kiến của tham dự viên về buổi hội thảo
- Số 6: Đánh giá tinh thần tham gia của tham dự viên
- Số 7: Tập hợp các bài viết gởi về chuacuuthemedia@gmail.com, sau đó in và photo để phát vào buổi gặp mặt kế tiếp
- Trang bị những kỹ năng cơ bản cho người làm truyền thông Công giáo
- Những người làm truyền thông Công giáo liên kết lại thành mạng lưới
- Tuyển chọn nhân sự cho khóa hội thảo chuyên sâu hơn.
- Tầm nhìn truyền thông Công giáo Việt Nam
- Cấu trúc một bài viết
- Cách chụp hình và quay phim
- Thực tập bắt buộc
- Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo
- Đạo đức Internet
- Tâm lý công chúng truyền thong
- Phương pháp tra cứu Kinh Thánh
- Đánh giá bài thực tập, biên tập bài
- Viết phóng sự
- Thực hiện phỏng vấn
- Thực tập làm báo
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng nghe
- Cách đặt câu hỏi
Cha Thanh vừa trình bày xong phần chuẩn bị cho khóa hội thảo, cả lớp hân hoan đón chào cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, bề trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Tỉnh Dòng Việt Nam, đến thăm và chia sẻ với lớp.
Ngài chia sẻ tâm tư của ngài về vấn đề Truyền thông nói chung và Truyền thông Công giáo nói riêng. Ngài cho biết Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam sau Tổng Công Hội 24 của Dòng Chúa Cứu Thế Toàn Cầu, và Công hội Tỉnh tại Việt Nam, đã thành lập thêm hai (2) Uỷ ban: Uỷ ban Truyền Thông và Uỷ ban Công lý và Hoà Bình và nâng tầm hai uỷ ban này lên ngang hàng với bốn Uỷ ban khác. Sáu Uỷ ban đó là:
- Uỷ ban về Tông Đồ
- Uỷ ban về Linh Đạo
- Uỷ ban về Đời sống
- Uỷ ban về Đào tạo
- Uỷ ban Truyền thông
- Uỷ ban về Công lý và Hoà bình.
Chia sẻ cuối cùng cũng là lời nhắn gởi cho các tham dự viên khoá hội thảo: “các bạn không thể đem các giá trị Tin Mừng đến người khác nếu các bạn không sống với những giá trị Tin Mừng đó”.
Vào chương trình học:
Cha Thanh tiếp tục chương trình học với bài: “Tầm nhìn truyền thông Công giáo Việt Nam”:
- Truyền thông
-
- Từ nguyên sơ đến hiện đại
- Sức mạnh của truyền thông
- Với những thách thức và cơ hội
- Công Giáo
-
- Nguyên lý: xem GLCG 294 và 947
- Nguyên tắc: xem GLCG 2492, 2494, 2495 và 2499
Tuy bài học còn một phần và phần thảo luận nhóm, nhưng thời gian của phần chuẩn bị kéo dài đã không cho phép buổi học theo đúng giáo án. Thảo luận nhóm là phần quan trọng trong suốt khoá hội thảo, nên cả lớp chọn giờ hội thảo, phần học cuối sẽ chuyển sang hôm sau.
Chủ đề hội thảo:
- Chúng ta có thể mô tả sự thật thế nào mà vẫn tôn trọng tuyệt đối nhân phẩm cá nhân?
- Chúa Giêsu thật sự đã truyền thông những gì cho chúng ta?
Mọi người chia tay nhau sau buổi gặp mặt đầu tiên, trong tâm trạng hân hoan và phấn chấn.
Hy vọt.
nguồn:dcctvnnet.wordpress.com
Tags:
TTCG