Hãy nói có vớ sự than phiền nhưng nói không với sự chửi rủa – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 30.09.2014

Hãy nói có vớ sự than phiền nhưng nói không với sự chửi rủa – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 30.09.2014
%_tempFileName00025_30092014%
Ngay cả sự rên rỉ và than phiền trong những phút giây đen tối cũng có thể là lời cầu nguyện đích thực – nhưng dù là trong những lúc như thế, chúng ta cũng đừng nên cảm thấy được khích lệ để đi thẳng tới „sự rên rỉ theo kiểu sân khấu nhạc kịch“. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba hôm nay tại nguyện đường Thánh Mar-ta. 

Đức Thánh Cha đã khởi đầu bài giảng của mình từ một đoạn trích của sách ông Gióp, trong đó nói về việc người đau khổ phát ra lời nguyền rủa: „Ước chi đừng có ngày mà tôi được sinh ra; ước chi đừng có đêm mà người ta loan tin rằng, một nam nhân vừa mới chào đời“. Đó là „những lời tồi tệ“ – Đức Thánh Cha nói, nhưng người ta phải chú ý rằng, người nói như thế là người đã mất hết tất cả. Ông Gióp „đã quen với việc luôn luôn nói thật, và đó là sự thật, mà ông đang cảm nhận trong giây phút ấy.

Khi Chúa Giê-su phàn nàn - ´Lạy Cha, sao Cha bỏ con!` - Và sau đó, phải chăng Ngài sẽ nguyền rủa? Đó là vấn nạn. Cha thường nghe thấy những người đã phải trải qua những trạng huống khó khăn, đau khổ, và những người cảm thấy bị mất hết tất cả hay bị bỏ rơi hoàn toàn, hỏi rằng: Tại sao? Tại sao lại như thế chứ? Họ phản kháng chống lại Thiên Chúa. Và rồi Cha nói: ´Hãy tiếp tục cầu nguyện bằng cách này và bằng hình thức này, vì đó cũng là một sự cầu nguyện.` Đó là sự cầu nguyện, khi Chúa Giê-su nói với Cha của Ngài: ´Lạy Chúa, nhân sao Chúa bỏ con!`

Và những lời mà ông Gióp tuôn ra trong khoảnh khắc tuyệt vọng cũng là một lời cầu nguyện. Thực ra, cầu nguyện có nghĩa là: trở nên thật trước mặt Thiên Chúa. „Và như thế thì ông Gióp hoàn toàn không thể cầu nguyện khác“ trong giây phút ấy. Lời cầu nguyện đích thực đến „từ khoảnh khắc mà người ta đang sống“ – Đức Thánh Cha nói; lời „cầu nguyện trong giây phút đêm tối“ có thể là „không có niềm hy vọng“.

Và có rất nhiều người trong thời đại hôm nay đang ở trong chính hoàn cảnh giống như ông Gióp! Rất nhiều người tốt hiểu chính xác một chút như ông Gióp về cái mà nó xảy đến với họ cũng như tại sao lại như thế. Rất nhiều anh em và chị em đã để cho tất cả niềm hy vọng ra đi. Chúng ta hãy nghĩ tới những đại bi kịch, chẳng hạn như nghĩ tới những người anh em của chúng ta mà họ đã bị người ta trục xuất ra khỏi nhà cửa của mình, và do đó không còn giữ được bất cứ một thứ gì nữa, chỉ vì những người anh em đó là các Ki-tô hữu. ´Nhưng lạy Chúa, con đã tin tưởng vào Chúa. Tại sao lại như thế chứ? Liệu có phải niềm tin vào Chúa chính là một cuộc trốn chạy không, thưa Ngài?`“

Cuộc sống của chúng ta quá dễ dãi

Đức Thánh Cha „nghĩ tới những cụ già bị bỏ mặc, những bệnh nhân, nghĩ tới rất nhiều người mà họ đang nằm trong những bệnh viện một cách hoàn toàn cô đơn“. Giáo hội nhận về cho mình gánh nặng của tất cả những người bị quên sót ấy, và cầu nguyện cho họ. „Và chúng ta“ – Đức Thánh Cha nói tiếp – „chúng ta chẳng phải là những kẻ ốm đau, cũng chẳng phải là những kẻ đói khát, nhưng lại luôn xem mình giống như các Thánh Tử Đạo, khi chúng ta cảm thấy một cái gì đó là đêm tối trong tâm hồn, và lập tức chấm dứt việc cầu nguyện!“

Cuộc sống của chúng ta quá dễ dãi, những lời rên rỉ của chúng ta chính là những lời rên rỉ trên sân khấu hài kịch. Và đôi khi chúng ta tận mắt chứng kiến rất nhiều những con người ấy, tức những người đang phải sống thực sự trong bóng tối, họ đã hầu như mất hết niềm hy vọng! Chúa Giê-su cũng đã đi trên con đường ấy: Từ buổi chiều trên núi Cây Dầu cho tới những lời cuối cùng trên Thánh Giá: ´Lạy Cha, sao Cha bỏ con?

Đức Thánh Cha đã khuyên các tín hữu, „hãy tự chuẩn bị sẵn cho mình trước những phút giây đen tối“ và „cùng với Giáo hội, cầu nguyện cho nhiều người anh em và chị em, mà chính họ đang bị tách rời, đang phải sống trong đêm tối và trong khổ đau, không còn bất cứ niềm hy vọng nào“. Đó là – Đức Thánh Cha nói rõ từng lời – „lời cầu nguyện của Giáo hội cho ´những Chúa Giê-su đang chịu khổ đau này`, họ có mặt khắp nơi.“

(rv 30.09.2014 sk)

Joseph Trần – CTV của trang tin Giáo xứ Thánh Mẫu
Previous Post Next Post